Bị rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều đặc. Đồng thời, xuất hiện những bất thường về màu sắc và lượng máu kinh hay bị đau bụng kinh…
Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những biểu hiện phản ánh tình trạng sức khỏe và khả năng làm mẹ của chị em. Do đó, nếu bỗng nhân bị rối loạn kinh nguyệt chắc hẳn sẽ khiến nhiều chị em lo lắng. Bởi việc hành kinh không đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em sau này.
Vậy bị rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu biết kinh nguyệt không đều như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Trước khi định nghĩa rối loạn kinh nguyệt là gì, chị em cần hiểu rõ về hiện tượng kinh nguyệt.
Kinh nguyệt được hiểu đơn giản là tình trạng bong lớp niêm mạc tử cung dẫn đến tình trạng cháy máu ở buồng tử cung ra ngoài.
Thông thường, kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần đầu tiên ở bé gái từ 12 – 16 tuổi. Chu kỳ trung kinh trung bình là 28 ngày, thời gian hành kinh 3 – 5 ngày và lượng máu kinh mất đi là 50 – 150ml. Tuy nhiên cũng có trường hợp chu kỳ kinh ngắn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn từ 30 – 35 ngày.
Còn tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt được định nghĩa là những biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh. Bao gồm ngày hành kinh, màu sắc của máu kinh và lượng máu kinh.
Hành kinh không đều có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh có thể gặp ở các bé gái trong độ tuổi dậy thì, chị em lúc sinh con hoặc phụ nữ mãn kinh. Kinh nguyệt thất thường nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng mang thai sau này.